Chùa Hương là một Danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử
văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Mùa xuân khi đất
trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ
hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội. Hội xuân là thời điểm cuốn hút
nhất n người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho
cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc. Người việt tin
rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để
mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh.
Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào
xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương,
hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình
ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về. Chùa Hương đã trở
thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm cứ mỗi
độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn hàng triệu phật tử cùng tao nhân
mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất
phật, nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một
nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với
thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Hội chùa Hương
diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Ngày mùng 6
tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm
lịch, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở
thành ngày khai hội. Chùa Hương là
một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn
hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào,
chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở
thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với một kiến trúc hài hòa giữa thiên
nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền
hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó. Nó trở lên lung linh
sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân
tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nó
đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương,
để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được
thắp một nén tâm hương. Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị
nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương
Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (động
đẹp nhất trời nam) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu
Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương,....vv. Giờ đây
chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích quốc gia cũng
là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi
phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật, của người dân Việt từ xa xưa cho tới
ngày nay. Để du khách đã
đến với chùa Hương và những người chưa có dịp đến với chùa Hương tìm hiểu thêm
về vùng đất "Tiểu Sơn Lâm Mà Có Đại Kỳ Quan" này, chúng tôi xin được
giới thiệu một số đặc điểm về địa lý và điều kiện tự nhiên của chùa Hương. Vị trí địa lý Cách trung tâm
thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn -
huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng
về di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Hàng năm thu hút hàng triệu du khách
trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái. Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La
quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì
tới địa phận Chùa Hương. Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý
thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rồi rẽ tay phải qua Thị trấn Quế
đi tới Chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 04 km tới địa phận Chùa Hương. Điều kiện tự
nhiên Được thiên nhiên
ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi
Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng
vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của
thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng; mộc mạc dân giã gắn liền với
nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi,….vv. Suối ở Chùa
Hương không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh như mái tóc người thiếu nữ.
Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động, thực vật phong phú
và quý hiếm, tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học. Con người đã có
mặt ở Hương Sơn từ rất sớm, và chính sức sáng tạo lao động của con người đã làm
cho thiên nhiên vùng Hương Sơn trở lên trường cửu. Các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể thắng cảnh Hương Sơn) những
chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm. Khi phật giáo
truyền bá và phát triển ở Việt Nam, các bậc Thiền sư đã về đây dựng thảo am, mở
chùa – động thờ phật. Từ những thảo am sơ khai, chùa Hương đã trở thành một sơn
môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn: Yến Vĩ, Hội
Xá, Đục Khê, Phú Yên. Các chùa động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng
vào thế kỷ XV, XVIII, XIX. Đa số dựa lưng vào sườn núi hoặc nằm dưới thung
lũng, những nơi có địa thế đẹp để kiến tạo. Tất cả những yếu
tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp không những về “Tiểu sơn lâm mà
có đại kỳ quan” mà còn hình thành lên những di tích có giá trị lịch sử văn hoá
tín ngưỡng lâu đời, tạo lên một lễ hội văn hoá lớn. Đến với lễ hội
chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước, bao la
của trời đất, hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của cổ
tháp. Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế và
được thưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng.

| THÔNG TIN DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
|